Bồn địa Nam Cực–Aitken
Bồn địa Nam Cực–Aitken

Bồn địa Nam Cực–Aitken

Bồn địa Nam Cực–Aitken (bồn địa SPA, /ˈeɪtkɪn/) là một hố va chạm khổng lồ ở mặt phía xa của Mặt Trăng. Với đường kính 2.500 km (1.600 mi) và độ sâu giữa 6,2 và 8,2 km (3,9–5,1 mi), nó là một trong những hố va chạm lớn nhất từng được biết đến trong hệ Mặt Trời. Nó là vùng trũng lớn nhất, cổ nhất, và sâu nhất từng được biết trên Mặt Trăng.[1] Theo ước tính, nó đã hình thành từ 4.2 tới 4.3 tỉ năm trước, trong thời kỳ Tiền Nectarian.[2] Nó được đặt tên theo hai đặc điểm nằm ở hai phía đối diện của bồn địa: hố va chạm Aitken về phía bắc và cực nam Mặt Trăng ở phía bên kia. Vành ngoài của bồn địa này có thể được nhìn thấy từ Trái Đất, trông giống một dãy núi nằm trên phần rìa phía nam của Mặt Trăng, đôi khi đựoc gọi không chính thức là "núi Leibnitz".Ngày 3 tháng 1 năm 2019, Thường Nga 4, một tàu vũ trụ của Trung Quốc, đã tiếp cận lên bồn địa,[3] cụ thể là trên một hố va chạm có tên là Von Kármán.[4] Tháng 5 năm 2019, các nhà khoa học đã thông báo về một khối lượng lớn các vật liệu đã được xác định sâu bên trong hố.[5][6]

Liên quan